
“Táng hoa ngâm”, nghĩa là khúc hát chôn hoa, là bài ca trong “Hồng lâu mộng”. Khi đọc tác phẩm ở dạng văn học thì bài ca “Táng hoa ngâm” được độc giả cảm nhận trong bối cảnh văn học mà truyện xây dựng. Có buồn, có bi ai, có sự vô vọng, có chút tiếc nuối, có lòng trắc ẩn… nhưng không chỉ có thế, khúc ca còn là một bài đoản văn tuyệt hảo về lãng mạn, về lấy cảnh thay tình, về văn phong cổ kính mang triết lý cuộc đời. Khi tác phẩm được dựng thành phim, ngôn từ với điệu nhạc hay tuyệt, lời ca của người ca sĩ hợp với khung cảnh, càng trở nên tha thiết giàu xúc cảm. Ở thời đó, đã không ít người cứ ám ảnh mãi với trời hoa rơi lả tả trên màn ảnh.
Bốn mùa luân chuyển đến rồi đi. Những bông hoa rơi rụng, bay khắp trời đến sắc thì phai, hương thì mất. Hoa rụng người cung chẳng còn. Buồn hay vui? Đâu thể nào trả lời được cả một vấn đề nhân sinh phức tạp chỉ thông qua có hai chữ giản đơn, cứng nhắc như thế.
Ban đầu có thể bi ai nhưng đọc dần lại thấy có cái hồn bi tráng. Người mong mỏi như cánh hoa bay về nơi xa ở chân trời được tự do, dù hoa tàn mà còn sạch sẽ, thanh tao. Đó không phải bi quan mà là hào sảng. Muốn cảm nhận thế nào thì cảm nhận.Văn học nào ai ép được ai.
Cuộc đời là bông hoa, có sinh có diệt, có nở có tàn. Bông hoa nở đẹp đẽ tỏa hương cho đời để ong bướm về làm mật thì chính hoa cũng vui, cũng hài lòng khi tàn úa. Thậm chí chẳng cần ai chôn hoa vì hoa là con của trời đất lại trở về với trời đất. Gió bay thì mặc, sông chảy cũng tùy; thỏa sức với thiên nhiên, đây đây đó đó rồi thôi.
Bạn có thấy cánh hoa trôi trên dòng sông chảy về đâu chưa? Chắc là chưa bao giờ thấy được, bởi vì hoa chảy về nơi mà nó cần phải đến…
Hoa nào là hoa bất tử? Chỉ có hoa của lòng người, hoa của những điều thiêng liêng cao quý về mặt tinh thần, hoa của sự cống hiến cho đời, hoa của tri thức, hoa của tâm tình xúc cảm, hoa của nhân từ và sự tạ ơn…
Bốn mùa luân chuyển đến rồi đi. Những bông hoa rơi rụng, bay khắp trời đến sắc thì phai, hương thì mất. Hoa rụng người cung chẳng còn. Buồn hay vui? Đâu thể nào trả lời được cả một vấn đề nhân sinh phức tạp chỉ thông qua có hai chữ giản đơn, cứng nhắc như thế.
Ban đầu có thể bi ai nhưng đọc dần lại thấy có cái hồn bi tráng. Người mong mỏi như cánh hoa bay về nơi xa ở chân trời được tự do, dù hoa tàn mà còn sạch sẽ, thanh tao. Đó không phải bi quan mà là hào sảng. Muốn cảm nhận thế nào thì cảm nhận.Văn học nào ai ép được ai.
Cuộc đời là bông hoa, có sinh có diệt, có nở có tàn. Bông hoa nở đẹp đẽ tỏa hương cho đời để ong bướm về làm mật thì chính hoa cũng vui, cũng hài lòng khi tàn úa. Thậm chí chẳng cần ai chôn hoa vì hoa là con của trời đất lại trở về với trời đất. Gió bay thì mặc, sông chảy cũng tùy; thỏa sức với thiên nhiên, đây đây đó đó rồi thôi.
Bạn có thấy cánh hoa trôi trên dòng sông chảy về đâu chưa? Chắc là chưa bao giờ thấy được, bởi vì hoa chảy về nơi mà nó cần phải đến…
Hoa nào là hoa bất tử? Chỉ có hoa của lòng người, hoa của những điều thiêng liêng cao quý về mặt tinh thần, hoa của sự cống hiến cho đời, hoa của tri thức, hoa của tâm tình xúc cảm, hoa của nhân từ và sự tạ ơn…
Leave a Reply