Ý Họa phòng

Tranh của học trò tại Ý Họa Phòng, 31.7.2019)

Lớp vẽ tiếp tục vào sáng Chủ nhật (8h) hàng tuần.

BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU HỘI HỌA
I. Thông tin chung

Độ tuổi học vẽ
Về lý thuyết có thể học vẽ ở bất kỳ độ tuổi nào, chỉ cần có khả năng cầm bút để điều khiển (không cần quá chính xác) nhưng quan trọng hơn cả là con người có khả năng nhận biết, phân biệt các đối tượng của thế giới xung quanh trên phương diện hình dáng, màu sắc (biết hình dáng to nhỏ, tròn méo, dài ngắn… biết màu sắc trắng, đen, vàng, đỏ, xanh…). Trên thực tế, độ tuổi trung bình để có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu không nên nhỏ hơn 5-6 tuổi.
a. Đối với trẻ từ 5-6 tuổi cho đến dưới 9 tuổi (bắt đầu đi học các lớp đầu tiên của tiểu học) là tuổi bắt đầu biết nhận thức và tự khám phá được thế giới xung quanh, thường xuyển hỏi, nhìn, nghe, bắt chước, mô phỏng và thể hiện bản thân trên nhiều góc độ. Khả năng tiếp thu, suy luận rất đa dạng, phong phú và chưa bị những hạn chế về mặt định kiến như người lớn. Do đó đây là thời điểm rất tốt để tạo điều kiện cho trẻ nhanh chóng khám phá, sở hữu và làm chủ năng lực nội tại của bản thân, bao gồm cả năng lực sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo khoa học và cảm xúc.
Do tuổi này chưa hoàn thiện về tâm sinh lý nên trẻ lấy nội tâm làm nền tảng, có xu hướng đối chứng, tác động thế giới bên ngoài vào nội tâm của chính mình để làm phong phú hơn cho nhận thức, tự mình kiểm nghiệm sự va chạm giữa cái “ngoài tôi” thân quen với “cái tôi” đang phát triển để tự điều chỉnh (và nhờ đó mà trẻ học hỏi được, lớn lên). Đây là giai đoạn thích hợp để phát triển năng lực nghệ thuật, cho dù kỹ năng chưa yêu cầu cao nhưng cái đạt được quan trọng hơn là nhận thức, sự cảm thụ, tính sáng tạo được vun đắp, xây dựng thành nền móng cho phát triển sau này và không thể lặp lại.
Ở tuổi này, không yêu cầu trẻ phải vẽ ở cấp độ tả thực vì bản thân trẻ còn chưa nắm bắt được hết chính bản thân sự vật có thực ở ngoài đời sống, chưa nắm bắt được trọn vẹn các đặc điểm của sự vật hiện tượng thì càng không thể mô tả lại bằng hội họa ở mức độ “thực” được. Do đó, trẻ nên mô tả thế giới theo cách của chúng, phù hợp với lứa tuổi của chúng (thậm chí có lúc sự mô tả còn bị biến dạng, ngây ngô hoặc phiến diện) dưới sự gợi ý, hướng dẫn, định hướng của giáo viên để mở ra cho trẻ hướng phát triển, liên tưởng theo thời gian.
Giáo viên sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để trang bị thụ động cho trẻ một số kỹ năng quan trọng như nhận biết và thực hành đường nét, phân biệt và sử dụng màu đơn, mô tả hình ảnh phẳng, bố cục vị trí cảnh vật…
Về chất liệu, chủ yếu dung giấy, sáp, chì vì tính đơn giản, an toàn, dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh. Dùng màu nước, màu bột chưa nhiều vì đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ hỏng, dễ đổ.
b. Với độ tuổi 9–12 (lớp 3-6: cuối tiểu học), trẻ bắt đầu có xu hướng nhận thức sự vật, hiện tượng giống người lớn ở khía cạnh hình thức nhưng còn giản đơn (đặc biệt là về mặt nội dung hoặc các mặt hình thức phức tạp, trừu tượng). Trẻ đã đọc viết tương đối thạo và có khả năng tự đọc, tự tìm kiếm trong sách vở để phát triển tư duy logic, có tính tự luận, đòi hỏi sự “hợp lý” khá cao đến mức độ có thể tự lý giải được hoặc cần được giải thích thấu đáo. Do đó, các hình vẽ cũng bắt đầu được chú ý đến tỷ lệ, hình dáng sao cho hợp lý; tính tự nhiên giống với “vật thật” của các đối tượng miêu tả được chú trọng hơn. Trẻ yêu cầu mô tả sự vật xung quanh một cách “chân thật” nhất theo nhận thức. Do đó, ở giai đoạn này bắt đầu quan tâm đến tính hợp lý của hình ảnh (bố cục, sự phối màu, tỷ lệ…) hướng đến việc mô tả thế giới tự nhiên sống động hơn. Trẻ tham gia ký họa, trực họa (vẽ dã ngoại, vẽ theo ảnh, vẽ vật thực tế…), vẽ phối cảnh, vẽ trong mối tương quan tỷ lệ, luật xa gần… và một số chủ đề gần với cuộc sống, độ tuổi, chương trình học (gia đình, bè bạn, vườn nhà, đồng quê, học bài, làm việc nhà…).
Chất liệu vẫn chủ yếu là giấy, sáp, chì màu nhưng dùng thêm màu bột, màu nước để đem đến những hiệu ứng cao cấp hơn, chân thực hơn.
Có thể vẽ vải (toan căng trên sátxi) nhưng dùng hạn chế trong một số bài nhất định.
c. Đối với người lớn: Người lớn có khả năng tiếp thu tốt, hiểu nhanh vấn đề thông qua giảng giải so với trẻ em, có ý thức tập trung và hiểu lý thuyết sâu hơn. Tuy nhiên càng cao tuổi thì sự nhạy cảm và tính sáng tạo có thể sẽ không được đa dạng và táo bạo như các bạn trẻ, do quan sát của người lớn mang tính thực tiễn, thiên về duy lý và giảm dần sự bay bổng.
Từ 13 tuổi đến dưới 22 tuổi, độ tuổi học vẽ cho hiệu quả cao nhất vì hội tụ đầy đủ các yếu tố nổi trội của cả trẻ em lẫn người trưởng thân. Tuy nhiên điều này cũng chỉ là xu thế chung và có tính tương đối. Với mỗi cá nhân cụ thể, xu hướng và năng lực nghệ thuật có sự thay đổi mạnh, do đó cần có quá trình bồi dưỡng, khơi mở và hướng dẫn phù hợp.
Những học viên lớn tuổi có ưu thế về sự trải nghiệm, lịch duyệt nên cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn, thổi hồn vào trong tranh mạnh mẽ hơn, giúp cho việc cảm nhận được tốt hơn và bức tranh có chiều sâu hơn.

II. Quyền lợi của học viên lớp vẽ
Với quan điểm giáo dục dựa trên phát triển cá thể và tính hoạt động tích cực, trong lớp vẽ học viên sẽ được một môi trường lành mạnh, tươi đẹp với những ưu điểm sau:
 Giao tiếp có chủ đề: chủ đề ở đây không phải là áp đặt mà là thụ động, do môi trường, không gian và công việc chung của nhóm là vẽ nên học viên sẽ tự hướng mọi hành vi, tư tưởng vào công việc vẽ cũng như sáng tạo về hình họa trong sự học hỏi, đối chiếu, kiểm chứng lẫn nhau dưới sự định hướng của giáo viên.
 Được làm chủ bản thân, được độc lập hành động: học viên được làm chủ mọi sáng tạo, suy nghĩ và biến nó thành đường nét, từ đó làm chủ một công việc tròn trịa có tính quá trình.
 Được thể hiện bản thân, được tôn trọng: giao tiếp bình đẳng và độc lập với bạn cùng lớp, có sản phẩm riêng để khẳng định bản thân, được giáo viên động viên và hướng dẫn.
 Không bị cưỡng chế: giáo viên chỉ định hướng, hướng dẫn, chỉ bảo, mách nước chứ không làm thay, không vẽ hộ, không tác động một cách lộ liễu làm hỏng sự phát triển và tự tin của học viên; luôn gợi mở để trẻ có động lực và tin tưởng mình có thể làm được, vẽ được tốt hơn.
 Được khơi dậy và định hướng năng lực: thông qua học, học viên thể hiện được các điểm mạnh, yếu cũng như năng lực của bản thân, từ đó giáo viên sẽ có phương hướng cụ thể để kích thích tiềm năng, sự sáng tạo.
 Được kiến thức, sự am hiểu: về nghệ thuật, về tư duy, về các khái niệm và về kỹ năng trong hội họa.
c. Đối với người lớn: Người lớn có khả năng tiếp thu tốt, hiểu nhanh vấn đề thông qua giảng giải so với trẻ em, có ý thức tập trung và hiểu lý thuyết sâu hơn. Tuy nhiên càng cao tuổi thì sự nhạy cảm và tính sáng tạo có thể sẽ không được đa dạng và táo bạo như các bạn trẻ, do quan sát của người lớn mang tính thực tiễn, thiên về duy lý và giảm dần sự bay bổng.
Từ 13 tuổi đến dưới 22 tuổi, độ tuổi học vẽ cho hiệu quả cao nhất vì hội tụ đầy đủ các yếu tố nổi trội của cả trẻ em lẫn người trưởng thân. Tuy nhiên điều này cũng chỉ là xu thế chung và có tính tương đối. Với mỗi cá nhân cụ thể, xu hướng và năng lực nghệ thuật có sự thay đổi mạnh, do đó cần có quá trình bồi dưỡng, khơi mở và hướng dẫn phù hợp.
Những học viên lớn tuổi có ưu thế về sự trải nghiệm, lịch duyệt nên cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn, thổi hồn vào trong tranh mạnh mẽ hơn, giúp cho việc cảm nhận được tốt hơn và bức tranh có chiều sâu hơn.

Ngày 12/8/2019
Ngày 17/8/2019

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*