Phò mã – “dắt ngựa” cho nhà vợ!

😃

Chữ phò 駙 và chữ mã 馬. Mã 馬 nghĩa là “ngựa” thì rõ rồi còn chữ “phò” 駙 (có âm “phò” và âm “phụ” nhưng thường đọc “phò”) có kết cấu hình thanh với nghĩa phù là “mã”, thanh phù là “phó”, phiên thiết là 符遇切 “phù ngộ thiết” nên đáng ra phải đọc âm “phụ” thì chuẩn hơn.
Nghĩa phù lấy chữ “mã” 馬 và do đó chữ “phò” có nghĩa “con ngựa lề” hay “Ngựa đóng kèm bên xe” (Thiều Chửu, Trần Văn Chánh), “Ngựa đóng vào xe phụ, đi theo xe chính của vua” (Từ điển trích dẫn)… Ba thớt ngựa kéo một cỗ xe, ngựa ở hai bên được gọi là “phò”, cho nên “phò mã” là người phụ trách “phò” (ngựa bên xe) của Hoàng đế.
Ban đầu, Hán Vũ Đế lập ra chức Phò mã Đô úy để quản việc xe ngựa cho vua khi đi tuần du, trải qua nhiều đời, chức này giữ phẩm hàm không cao cho lắm (thường tòng ngũ phẩm hoặc chính tứ phẩm).
Đời vua Hán Minh Đế, đem gả em gái mình (công chúa) cho một Phò mã Đô úy tên là Hàn Quang. Đến cuối Bắc Tống, sang Nam Tống thì triều đình quy định chồng của công chúa được phong làm Phò mã đô úy…
Tại Việt Nam, quan chế nhà Đinh học theo Trung Hoa, từ đó đặt ra chức Phò mã Đô úy và kéo dài đến sau này. Những người lấy công chúa cũng được gọi là “phò mã”.
Nhìn chung thì danh xưng “phò mã”, chồng của các công chúa, vốn nguyên bản là tên của một chức quan bậc trung chuyên coi ngựa xe, hầu cận nhà vua. 顯示較少

About Tiểu Phi 95 Articles
Thật may mắn được kết nối với tri thức nhân loại để học hỏi mỗi ngày!

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*