
Trước kia trong tổ chức nhà nước quân chủ có một số chức quan đặt tên là “a hành”, “a bảo”… trong đó “a” mang ý nghĩa dựa dẫm (là chỗ dựa dẫm, nương tựa). “A” cũng còn có nghĩa là cái cột, là cái gò đống…
“Dua” là đọc khác của “du”. Du có nghĩa là nịnh, hót, tâng bốc.
“A dua” là theo một kẻ nào đó để nịnh hót, bợ đỡ hắn.
Cần lưu ý chữ du này (諛) là nịnh hót khác với chữ du (遊) trong du thuyết. Mặc dù các nhà du thuyết thời xưa cũng dùng cái lưỡi ngụy biện, đôi khi có cả tâng bốc, nịnh hót, lừa đảo… để thuyết phục vua các nước nghe lời mình. Họ chính là những người sống nhờ miệng lưỡi. Nhưng bản chất của nó (du thuyết) vẫn là vạch trần cái lợi cái hại chứ không phải nịnh hót đơn thuần theo kiểu bợ đỡ thô thiển. Đồng thời chữ du (du thuyết) hàm ý đi khắp nơi để thuyết (phục). Cho nên chữ du này có nghĩa là “đi lại”, “chu du thiên hạ”, ngày nay ghép thành “du lịch”, “du thuyền”…
Leave a Reply